Menu
Menu

Cây kinh giới: Công dụng, cách dùng kinh giới để trị bệnh

Luong Y Ly Quang An 04 Th9, 2019 VƯỜN DƯỢC LIỆU QUÝ
Rate this post

Cây kinh giới: Công dụng, cách dùng kinh giới để trị bệnh

Kinh giới được biết đến là loại rau thơm được sử dụng phổ biến trong các món ăn của người Việt, và hầu như vườn của gia đình nào cũng có một vài cây kinh giới. Bên cạnh công dụng làm rau thơm, kinh giới còn được xem là vị thuốc nam có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin đầy đủ về cây kinh giới để bạn đọc tham khảo.

Tham khảo thêm đặc tính của cây nhân sâm

Giới thiệu chung về cây kinh giới

  • Tên gọi khác: Kinh giới rìa, kinh giới trồng, tịnh giới, thạch kinh giới, giả tô,…
  • Tên khoa học: Elsholtzia ciliata
  • Họ: Lamiaceae

Đặc điểm thực vật và đặc điểm dược liệu

  • Cây có chiều cao khoảng 40 – 60cm. Thân có dạng hình vuông và mọc thẳng đứng, trên thân luôn có một lớp lông tơ mịn và có màu trắng.
  • Các lá của cây mọc đối nhau, càng về cuối càng thuôn gọn, mỗi lá dài chừng 5-8cm, rộng 3-6cm.
  • Cây có hoa nhỏ, không có cuống, thường có màu tím nhạt và thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu. Quả kinh giới thường nhỏ, phía ngoài có nhãn đặc trưng.
  • Lá cây kinh giới có vị cay, mùi thơm và được dùng nhiều cho các bệnh nhân bị sốt, nhiễm khuẩn, nhiễm vi khuẩn,… 

 

 Dọc thân kinh giới có lông tơ mịn màu trắng

Bộ phận dùng

Mọi bộ phận của cây tinh giới đều được sử dụng. Theo dân gian, những cây kinh giới còn nhỏ, có nhiều hoa thường có tác dụng trị bệnh tốt hơn những cây già, thân to.

Phương pháp chế biến

Khi hoa có màu xanh, thạch kinh giới sẽ được thu hái (thường là vào mùa thu). Đông y thường lấy các bộ phận của cây kinh giới để sấy khô, sau đó là bảo quản và đem sử dụng dần. Cụ thể:

  • Bước 1: Kinh giới được thu hoạch rồi rửa sạch.
  • Bước 2: Cắt cây thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem phơi khô và dùng dần.

Một số trường hợp cây kinh giới sẽ được sao đen và phơi khô sau đó đem cất trữ và dùng dần. Qua nhiều thử nghiệm của Y học Cổ truyền, kinh giới được chế biến theo phương pháp này đem lại hiệu quả sử dụng cao.

ảnh 2: Cây tịnh giới được cắt nhỏ và phơi khô

Cách bảo quản

Sau khi chế biến, giả tô được cất trữ và để ở nơi khô ráo. Tốt nhất là bảo quản trong hộp kín để tránh không khí ẩm gây mốc, khiến cho loại dược liệu này bị mất đi công dụng.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, trong cây kinh giới có chứa lượng lớn các chất Menthone, d- Menthone, d – Limonene,… cùng 1.8% tinh dầu. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong loại dược liệu này có chứa tới 58 hợp chất, đây cũng là lý do khiến tịnh giới được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh.

Tính vị

Đông y đã chỉ ra, các bộ phận của cây có vị cay, tính ấm, không có độc. 

Công dụng của kinh giới đối với sức khỏe

Công dụng của cây kinh giới được đề cập trong nhiều cuốn sách về dược liệu. Cụ thể: 

  • Cuốn Bản kinh: Cây tịnh giới có tác dụng hạ ứ huyết, trừ thấp tý, phá kết tụ khí.
  • Cuốn Lâm Sàng Thường dụng Trung dược Thủ Sách: Giả tô có tác dụng tán hàn, thấu chẩn, chỉ huyết, giả biểu,…
  • Cuốn Đông Dược học Thiết yếu: Tán nhiệt, khứ hàn, giải biểu, chỉ huyết.

Theo Đông y, kinh giới có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Ứng dụng của kinh giới trong điều trị bệnh

Theo nghiên cứu của Y học Cổ truyền, các bộ phận của cây tịnh giới đều có tác dụng điều trị bệnh. Cụ thể, loại cây này được sử dụng trong những bài thuốc sau:

Điều hòa thân nhiệt, chữa sốt:

  • Lấy 12g cành và lá cây tịnh giới + 24g sắn dây.
  • Đem sắc lấy nước và sử dụng hết trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng để đem lại hiệu quả như ý muốn.

Bài thuốc trị chứng đau mình, đau đầu ê ẩm không ra mồ hôi:

  • Đem 20g giả tô sắc với nước.
  • Để hỗn hợp nguội bớt và sử dụng khi còn ấm.
  • Dùng 3 lần mỗi ngày để đem lại hiệu quả như ý muốn.

Bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh:

  • Lấy cây kinh giới nấu thành nước và cho trẻ nấu, uống hàng ngày để phòng ngừa mụn nhọt, rôm sảy.
  • Thích hợp sử dụng trong những ngày thời tiết oi bức,…

Các bộ phận của cây kinh giới được sử dụng phổ biến

Lưu ý khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của kinh giới

Khi sử dụng cây kinh giới người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Bệnh nhân thường xuyên ra mồ hôi, tỳ yếu, đi ngoài ra phân lỏng cần thận trọng khi sử dụng.
  • Kinh giới tuệ mang dược lý mạnh nên không dùng cho những bệnh nhân có vết thương bị chảy mủ, trẻ em mắc bệnh sởi.
  • Không nên sử dụng giả tô chung với cá lóc, thịt lừa,…
  • Khi có dấu hiệu của ngoại cảm, phong hàn thấp thì nên ngưng dùng cây.

Kinh giới quả thực là loại cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để những công dụng đó phát huy hiệu quả thì bạn nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y, những người có kinh nghiệm để nắm được cách sử dụng an toàn và phù hợp nhất.

icon