Menu
Menu

Hình dạng nấm linh chi và đặc điểm từng loại

Luong Y Ly Quang An 27 Th9, 2017 TIN TỨC ĐÔNG TRÙNG
Rate this post

Nấm linh chi hiện nay được phân thành 6 loại theo màu sắc của nấm. Về tên gọi của nấm được dựa trên những đặc tính không chỉ về màu sắc hình dạng mà còn giúp để phân biệt công dụng của nó với sức khỏe con người.

Hình dạng và đặc điểm các loại nấm

Nấm linh chi xanh

– Giải thích về tên  gọi: Linh chi xanh hay còn được gọi là long chi, binh cái linh chi hay thụ thiển biển linh chi.

Hình dạng nấm linh chi xanh: Linh chi xanh có chân khá dài, mũ ngắn, bé hơn các loại linh chi khác.

– Đặc điểm của nấm linh chi xanh: Trên bề mặt nấm  có 1 lớp lông tơ ngắn, nên màu sắc của nó có sự biến đổi phong phú.

Nấm linh chi vàng

Nấm linh chi vàng

– Thành phần, công dụng: Linh chi xanh có vị chua nhưng không đắng. Có chất Germanium khá tác dụng cao ngăn chặn ung thư. Thường được dùng trong đông y chữa trị ung thư, viêm gan, giải độc gan,… bồi bổ sức khỏe, bổ thận, bổ máu,…. Làm đẹp da, trị mụn trứng cá, chống suy nhược thần kinh, giảm áp lực, dịu hệ thần kinh, có lợi cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ,…

Nấm linh chi đỏ

– Giải thích tên gọi: Còn gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi vì có màu nâu đỏ rất đẹp mắt.

– Hình dạng nấm linh chi đỏ: Nấm khá to, có hình bán nguyệt hay bầu dục, màu nâu đỏ, nhẵn bóng.

– Đặc điểm của Nấm linh chi đỏ: Mũ nấm có cuống nấm tạo thành, cả chiều cao và rộng đều đạt tới 12 – 20cm. Mũ nấm có dạng bán nguyệt hoặc hình bầu dục, chất gỗ, cứng, nhẵn bóng. Có vân tròn đồng tâm và xạ tán tia, viền mép của nấm mỏng, hơi cong vào trong. Mặt dưới nấm có màu nâu nhạt hoặc màu trắng, nhiều bào tử. Cuống nấm lệch, to khoảng khoảng 4cm, màu nâu đỏ, bóng.

– Thành phần và công dụng: Nhiều thành phần quý hiếm đặc biệt là chất Germanium có hiệu quả với các khối u ác tính. Nấm linh chi đỏ có công dụng phòng chống và chữa ngộ độc kim loại hay bức xạ. Bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ yên, tốt cho hệ tiêu hóa. Điều hòa kinh nguyệt, trị mụn trứng cá, trị nám, làm đẹp da ở nữ giới. Hỗ trợ tăng cường trí nhớ và hệ miễn dịch cho người già,….

Nấm linh chi vàng

– Giải thích tên gọi: Còn gọi là kim chi, tùng châm linh chi, linh chi vương, linh chi ngàn năm.

– Hình dạng nấm linh chi vàng:  Linh chi vàng có hình bán nguyệt hay hình tròn, mũ rộng, cuống ngắn, màu vàng, bóng nhẵn và đẹp mắt, mặt dưới nấm có màu vàng nhạt hoặc trắng, nhiều bào tử nấm.

– Đặc điểm của nấm linh chi vàng: Kích thước trung bình, cuống rất ngắn, nhiều bào tử ở mặt dưới.

– Thành phần và công dụng của nấm linh chi vàng: Nấm có vị đắng,ngọt, tính bình, không độc, rất thơm. Dược tính trong nấm cao như Ling Zhi-8 protein, Garnodermic acids – triterpenes, Beta và hetero-beta-glucans có khả năng chống ung thư phổi, tử cung, tuyến vú, dạ dày, kết tràng, thực quản. Tăng khả năng thèm ăn, tăng cân, tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật tốt.

Nấm Linh chi trắng

– Giải thích tên gọi: Linh chi trắng còn được gọi là ngọc chi. Nấm có thịt bên trong màu trắng nên được gọi là linh chi trắng.

– Hình dạng nấm linh chi trắng:  Hình dạng giống như móng ngựa, loại to có thể nặng đến vài kg

– Đặc điểm nấm linh chi trắng: Thường sống trên cây tùng hay những cây lá kim khác, nấm dạng cục, khá to và nặng.

– Thành phần và tác dụng của linh chi trắng: Linh chi trắng có vị cay, tính bình, không độc. Công dụng của nấm linh chi trắng rất tốt cho sức khỏe, như giúp tăng sức đề kháng, chữa ho, bổ phế, thông múi, mát họng, an thần tốt. Trong y học hiện đại đang được dùng để trị ho, suyễn, nghẹt mũi, mất ngủ, đãng trí, trị nám sạm da mặt,…

 Linh chi tím

 Linh chi tím

Nấm Linh chi đen

– Giải thích tên gọi: Tên gọi khác là huyền chi, hắc vân chi, giả linh chi, hắc chi.

– Hình dạng nấm linh chi đen: Màu đen nhẵn bóng, hình dạng như nấm lim xanh.

– Đặc điểm của nấm linh chi đen: Phân bổ trên mặt đất trong rừng hay bám vào những thân gỗ mục trong đất.

– Thành phần và công dụng của Linh chi đen: Nấm linh chi đen có vị mặn, tính bình. Tốt cho đường tiết niệu, nâng cao sức khỏe, hệ tiêu hóa. Có tác dụng bổ thận, lợi tiểu, thông cửu khiếu, tiêu tích tụ.

Nấm Linh chi tím

– Giải thích tên gọi: Còn gọi là Tử chi hay Mộc chi.

– Hình dạng nấm linh chi tím: Có hình dạng tương đồng với linh chi đỏ. Màu sắc tím đen nhẵn bóng, cuống dài, thịt nấm màu tím rất đẹp mắt.

– Đặc điểm của linh chi tím: Sinh sống trên các cọc hoặc trên thân cây tùng hoặc trên nền là đã mục nát. Thường được thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu.

– Thành phần và công dụng: Linh chi tím vị nhạt, tính ôn. Có khả năng chữa trị các chứng chán ăn, chóng mặt, suy nhược, viêm gan mạn tính, ho và hen suyễn,… Hồi phục cơ thể nhanh cho người mới ốm dậy.

Trên đây là những đặc điểm nhận dạng, công dụng của các loại nấm linh chi bạn có thể tham khảo thêm tại http://nhansamlinhchi.net.vn/ để sử dụng đúng mục đích.

Xem thêm: Nên sắc nước nấm linh chi bằng loại ấm nào

                  Cách chế biến nấm linh chi thành món ăn bổ dưỡng

icon