Banner 12 Hoàng liên - Đặc điểm dược liệu, công dụng và ứng dụng trị bệnh | Công ty Nhân Sâm Linh Chi Onplaza

Hoàng liên – Đặc điểm dược liệu, công dụng và ứng dụng trị bệnh

Hoàng liên – Đặc điểm dược liệu, công dụng và ứng dụng trị bệnh

Theo Đông y, hoàng liên là vị thuốc đắng, được sử dụng cho các bệnh nhân tiêu hóa kém, người bị bệnh dạ dày, tả lỵ,… Cây thường mọc hoang trên vách đá hoặc sống ký sinh trên thân cây gỗ tại vùng núi cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai. 

Giới thiệu chung về cây hoàng liên

  • Tên gọi khác: Vương liên, chi liên, vận liên, thượng thảo, tỉnh hoàng liên,…
  • Tên khoa học: Coptis chinensis Franch.
  • Họ: Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật và đặc điểm dược liệu

  • Hoàng liên là cây thân thảo lâu năm, chiều cao của cây chừng 40cm.
  • Thân rễ của hoàng liên thường phình thành củ dài, một số cây đặc biệt thì phân nhánh với các đốt ngắn. 
  • Lá chi liên mọc thẳng từ gốc, các phiến lá có dạng hình 5 góc với 3 lá chét, lá ở giữa thường có phần cuống dài hơn đôi chút. 
  • Vương liên có hoa màu vàng lục, đài hoa hẹp. Mùa hoa chi liên từ tháng 2 đến tháng 4, mùa quả thì từ tháng 3 đến tháng 6.

 Hình dáng cây hoàng liên trong tự nhiên

Bộ phận dùng

Giống như nhiều loại dược liệu khác, Đông y sử dụng thân rễ của cây hoàng liên làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, những cây có màu sắc bình thường, hình dạng mập mạp, ít rễ râu nhỏ, chắc và không bị gãy vụn.

Phương pháp chế biến

Hoàng liên thường được thu hái vào khoảng tháng 10-12 hàng năm. Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm thì thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng tháng 11 – trước thời điểm lập đông. Nếu được thu hái đúng cách, chế biến cẩn thận thì có thể cất trữ hoàng liên và dùng dần trong vòng 2-3 năm.

Quy trình chế biến chi liên gồm các bước sau:

  • Bước 1: Hoàng liên được cho vào túi vải sau đó chà xát cho sạch lông. Hoặc cũng có thể ngâm dược liệu này trong nước tương khoảng 2h rồi vớt ra.
  • Bước 2: Đem sấy khô bằng gỗ liễu rồi cất trữ bảo quản.

Cách bảo quản

Tương tự như nhiều loại dược liệu khác, vương liên nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đặc biệt, để kéo dài thời gian sử dụng, người dùng nên cất trữ dược liệu ở nơi khô ráo, tránh những vị trí có nhiều hơi nước, ẩm thấp, nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Hoàng liên cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây thượng thảo đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu khoa học. Cụ thể, trong dược liệu này có chứa:

  • Berberin
  • Coptisine
  • Palmatin
  • Jatrorrhizin
  • Magnoflorin

Ngoài ra, một số tài liệu còn chỉ ra rằng trong vương liên còn chứa các hoạt chất như: Columbamin, Alcaloid có nhân Phenol và Alcaloid không có nhân Phenol.

Tính vị

Hoàng liên có vị chua, đắng, tính hàn quy kinh tâm, can, đởm, vị, đại trường.

Công dụng của hoàng liên đối với sức khỏe

Công dụng của cây hoàng liên được cả Đông y và Tây y đề cập. Cụ thể như sau:

Y học cổ truyền:

  • Thanh nhiệt, trừ phiền, giải độc, thanh can sáng mắt.
  • Chủ trị viêm loét dạ dày, viêm ruột, chứng bệnh ung thư, ung nhọt, thổ huyết, trĩ,…

Các nghiên cứu của dược lý hiện đại:

  • Kháng khuẩn: Dược chất Berberine có trong chi liên có tác dụng ức chế Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Staphylococcus aureus.
  • Kháng virus: Vương liên có tác dụng hiệu quả trong việc kháng virus cúm.
  • Chống nấm: Dược chất có trong chi liên có tác dụng diệt nấm Leptospira hiệu quả. Cũng chính vì thế mà loại dược liệu này thường được sử dụng trong việc bào chế các loại thuốc trị nấm.
  • Một số tác dụng khác: Hạ áp, điều hòa nội tiết, làm giảm độ dính của mật, tác động đến hệ thần kinh trung ương, kháng viêm,…

 Vương liên có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm hiệu quả

Ứng dụng của hoàng liên trong điều trị bệnh

Nhờ tác dụng kháng nấm, chống vi khuẩn, virus mà thượng thảo được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Các ứng dụng của hoàng liên có thể kể đến là:

  • Chữa trị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính
  • Chữa lỵ cấp tính
  • Chữa lỵ mạn tính
  • Chữa trị bệnh viêm gan virus cấp tính
  • Chữa bệnh viêm bàng quang cấp tính
  • Điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
  • Chữa chứng viêm loét lợi

***Lưu ý: Đây chỉ là những ứng dụng của cây hoàng liên trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, để bài thuốc phát huy đúng tác dụng, tránh tác hại thì bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến của các thầy thuốc.

Lưu ý khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của hoàng liên

Là vị thuốc quý của y học cổ truyền, nhờ các tác dụng dược lý hiệu quả với sức khỏe người bệnh mà hoàng liên được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để loại dược liệu này phát huy tác dụng, tránh những tác hại không mong muốn bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Người hư hàn tuyệt đối không dùng hoàng liên. Vì nó là loại dược liệu có tính hàn, khi vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương sự sinh hòa khí.
  • Không nên sử dụng vương liên trong thời gian dài vì các dược chất có thể gây phản nhiệt, biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng táo bón.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vị thuốc hoàng liên mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé!

Contact Me on Zalo