Menu
Menu

Cây kim ngân – Đặc điểm, tính vị, công dụng, ứng dụng trong y học

Luong Y Ly Quang An 03 Th9, 2019 VƯỜN DƯỢC LIỆU QUÝ
Rate this post

Cây kim ngân – Đặc điểm, tính vị, công dụng, ứng dụng trong y học

Kim ngân không chỉ là loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ mà còn là một trong những vị thuốc có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Loại dược liệu này có vị ngọt, tính hàn được nhiều thầy thuốc đánh giá cao khi đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. 

Giới thiệu chung về cây kim ngân

  • Tên gọi khác: Nhẫn đông hoa, Ngân hoa, Kim ngân hoa, Thổ ngân hoa, Tỉnh Ngân Hoa, Nhị hoa, Song bào hoa, Song hoa,….
  • Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
  • Họ: Caprifoliaceae.

 

Đặc điểm thực vật và đặc điểm dược liệu

  • Thuộc loài cây leo, chiều dài thân từ 9-10m; đường kính thân cây chỉ khoảng 1cm. Cây ngân hoa thường chia thành nhiều cành, khi non thì các cành có màu xanh, càng già thì chúng sẽ chuyển sang màu nâu.
  • Lá cây kim ngân xanh mướt quanh năm, mỗi chiếc lá sẽ dài khoảng 3-8cm, rộng 2-5cm. Chúng rất ít khi rụng, ngay cả tiết trời lạnh như mùa đông cũng không thể khiến lá cây rụng.
  • Lá kim ngân hoa thường có màu trắng, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng nhạt và tạo hương thơm. Chúng thường mọc thành chùm tại các kẽ lá, cứ mỗi kẽ lại có 2 bông. Hoa sẽ tập trung nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, sau đó đơm quả vào khoảng tháng 6 đến tháng 8.
  • Cây kim ngân thường mọc hoang ở khu vực các tỉnh phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, khu vực giáp Hà Nội thuộc Hà Tây cũ,…

Cây kim ngân trong tự nhiên

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng cây kim ngân là hoa và thân cành, lá. Mỗi bộ phận sẽ được thu hái và chế biến theo phương pháp khác nhau.

Phương pháp chế biến

  • Hoa cây kim ngân được thu hái khi vừa chớm nở, hoặc khi còn là nụ. Thời điểm thu hái thích hợp là trong khoảng từ 9-10h sáng.
  • Còn thân, cành lá của cây có thể được thu hái quanh năm, sau đó đem phơi sấy khô.
  • Thổ ngân hoa được thu hái rồi đem sấy khô, khi hoa có màu vàng ngà, mùi thơm đặc trưng là có thể đem bảo quản.

Cách bảo quản

Vì Tỉnh Ngân Hoa rất dễ hút ẩm nên sẽ nhanh chóng biến màu, nhiễm mốc nếu không được bảo quản cẩn thận. Để tránh làm giảm tác dụng của thuốc bạn nên bảo quản dược liệu sau chế biến ở nơi khô ráo, thoáng mát. Vị trí tốt nhất là cách mặt đất, nên sử dụng chút vôi bột rắc xuống dưới đất ở phần đáy bao nơi tiếp xúc với mặt đất để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Thành phần hóa học

Các bộ phận của cây kim ngân có chứa nhiều dược chất – các thành phần hóa học có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể:

  • Trong hóa: Lonicerin, Carotenoid như ε-caroten, Cryptoxanthin,..
  • Thân, lá cây: Saponin, Luteolin, Carotenoid là cryptoxanthin.

Tính vị

Theo Y học Cổ truyền, cây kim ngân có vị ngọt, tính hàn, quy kinh phế, vị, tâm tỳ. Nhờ vậy mà có tác dụng chủ trị nhiều bệnh.

Cây kim ngân có vị ngọt, tính hàn

Công dụng của kim ngân đối với sức khỏe

Công dụng của kim ngân hoa được nhắc đến trong nhiều tài liệu nghiên cứu của Y học cổ truyền và y học hiện đại. Cụ thể:

Theo Y học cổ truyền:

  • Thanh nhiệt giải độc cơ thể.
  • Chủ trị: Bệnh lở ngứa, mụn nhọt, dị ứng, rôm sảy, sốt rét, giang mai, tả lỵ,…

Theo y học hiện đại:

  • Kháng khuẩn: Nước nấu từ cây kim ngân có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn. Sử dụng nước sắc sẽ đem lại tác dụng tốt hơn những dạng bào chế khác.
  • Kháng viêm: Giảm nhiệt, tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
  • Chống lao: Sắc nấu cây kim ngân lấy nước uống giúp tăng cường hoạt động của phổi. Thí nghiệm trên chuột cho thấy hiệu quả rất khả quan.
  • Kháng virus: Dược chất có trong ngân hoa có tác dụng ức chế hoạt động của PR8 có trong virus cúm. 
  • Một số tác dụng khác: Hỗ trợ đường huyết, tạo sự hưng phấn cho hệ thần kinh, kích thích quá trình chuyển hóa lipid, hạ Cholesterol trong máu, tăng cường bài tiết dịch vị và mật, lợi tiểu,…

Ứng dụng của kim ngân trong điều trị bệnh

Nhờ thành phần dược chất phong phú và các công dụng tuyệt vời với sức khỏe mà ngân hoa được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh. Cụ thể:

  • Trị bệnh dị ứng, mẩn ngứa
  • Chữa trị bệnh sởi, cảm sốt, vảy nến
  • Trị bệnh viêm gan virus
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, bệnh viêm tuyến vú
  • Chữa trị bệnh sốt xuất huyết, đinh râu, viêm khớp dạng thấp

 Kim ngân được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của kim ngân

  • Người bị hư hàn, người ra nhiều mồ hôi không được sử dụng kim ngân.
  • Không dùng nước sắc ngân hoa thay thế cho nước uống hàng ngày vì nước sắc từ loại cây này có tác dụng  dược lý cực mạnh.
  • Khi mới dùng kim ngân, người dùng sẽ gặp triệu chứng đi ngoài. Lúc này, hãy giảm liều lượng thì tình trạng đi ngoài sẽ được cải thiện.
  • Không nên sử dụng cây kim ngân với liều lượng cao trong thời gian dài vì nó có thể gây: Đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu…

Trên đây là thông tin tổng hợp về cây thuốc kim ngân mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp nhé!

icon