Menu
Menu

Đương quy: Tên gọi khác, đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng

Luong Y Ly Quang An 17 Th9, 2019 VƯỜN DƯỢC LIỆU QUÝ
Rate this post

Đương quy: Tên gọi khác, đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng

Đối với mỗi người, sức khỏe luôn là điều quan trọng, vì thế chúng ta nên bỏ túi những bài thuốc cho riêng mình để có được sức khỏe tốt nhất. Một trong những bài thuốc đó không thể không kể đến đương quy. Vậy đương quy là gì? Công dụng và đặc điểm của nó ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Giới thiệu chung về đương quy

Tên gọi khác: Tần quy, vân quy, xuyên quy

Tên khoa học: Radix Angelica sinensis (thuộc họ tán Apiaceae (Umbelliferae)).

Đặc điểm thực vật và đặc điểm dược liệu:

  • Đương quy là cây vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. 
  • Đây là loại cây thân thảo lớn, sống lâu năm thường cao 40 – 80cm và phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2000 – 3000m với khí hậu ẩm mát.
  •  Lá đương quy có hình mác dài, có cuống ngắn hoặc không có cuống.
  •  Hoa mọc theo cụm, mang màu trắng lục nhạt. Ở Việt Nam, cây đương quy đã có mặt từ những năm 1960.
  • Nhìn hình dáng, đương quy có vẻ khá giống sâm quy đá nhưng có thể được phân biệt bằng mùi hương và màu sắc.
  •  Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở một số tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Lâm Đồng,…

Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc

Bộ phận dùng 

Giống như các loài sâm, bộ phận dùng của đương quy là rễ.

Phương pháp thu hái và chế biến: 

Vào độ cuối thu, thời điểm rễ cây chứa nhiều hoạt chất nhất, những cây đương quy 3 năm tuổi trở lên sẽ được thu hoạch. Sau khi được thu hoạch, phần lá của đương quy bị cắt bỏ và phần rễ được giữ lại để phơi khô hoặc sao khô rồi sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:

  • Đương quy đầu: Lấy một phần rễ đương quy về phía đầu
  • Quy thân: Bỏ đi phần đầu và đuôi của rễ
  • Quy vĩ: Lấy phần rễ và nhánh của rễ

Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khí sulfur để bảo quản tốt hơn và cắt thành lát mỏng.

Cách bảo quản:

Để bảo quản đương quy với mục đích sử dụng lâu dài, người ta phơi hoặc sấy khô rối xông khí sulfur, đem cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát với độ ẩm không quá 15%.

Thành phần hóa học

Đương quy chứa nhiều vi chất tốt như: Butylidene phthalide, n-valerophenone-o-carboxylic acid, dihydrophthalic, sucrose, vitamine B12, carotene, beta-sitosterol.

Tính vị

Đương quy là loại thảo dược có vị ngọt, cay, ôn và ấm.

Quy kinh: Can, Tâm Tỳ.

Công dụng của đương quy đối với sức khỏe

Đương quy là một vị thuốc tốt, có tác dụng bổ huyết. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đương quy có nhiều tác dụng với sức khỏe như:

  • Giảm sự tập kết tiểu cầu, giúp điều trị các bệnh liên quan đến khối não và viêm tắc tĩnh mạch khối, tăng cường tuần hoàn máu não.
  • Kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, hoạt hóa tế bào lympho B và lympho T, giúp tăng thêm kháng thể. Tăng cường điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt, ít kinh hoặc đau bụng kinh ở phụ nữ.
  • Giúp điều trị bệnh tiêu hóa như táo bón, ruột non.

Đương quy có nhiều tác dụng với sức khỏe

Ứng dụng của đương quy trong điều trị bệnh

Đương quy có tác dụng trong việc điều trị các bệnh như:

  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều, suy nhược cơ thể: 12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Phụ nữ ốm yếu, mắc nhiều bệnh sau sinh: 16g đương quy, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 8g ngưu tất, 12g ích mẫu thảo, 10g bồ hoàn, 8g bạch thược, 4g gừng khô, 8g đậu đen sao, 8g trạch lan. sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Đau bụng ở phụ nữ mang thai: 120g đương quy, 600g thược dược, 160g bạch truật, 300g trạch tả, 120g xuyên khung, 160g phục linh. Đem tất cả nguyên liệu tán mịn, dùng 3 lần một ngày, mỗi lần dùng một thìa cà phê pha với nước pha rượu.
  • Với phụ nữ khó có con: 16g đương quy, 12g thược dược, 8g tục đoạn, 12g gỗ trọng, 14g địa hoàng. sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Điều trị các bệnh can huyết ( như đau váng đầu, hoa mắt, ù tai, chân tay co rút): 12g đương quy thân, 12g bắc sa sâm, 8g mạc môn, 8g sinh địa, 16g kỷ tứ, 4-6g xuyên luyện sắc nước uống.

Lưu ý khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của hoa hòe

Bên cạnh những tác dụng nêu trên, đương quy còn có một số tác dụng phụ người dùng nên lưu ý để có được tác dụng tốt nhất. Sau đây là một số tác dụng phụ của đương quy:

  • Làm giảm huyết áp.
  • Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa.
  • Kích ứng da, rối loạn cương dương.
  • Làm giảm sức đề kháng của da trước ánh sáng mạnh.
  • Có thể gây sảy thai ở phụ nữ.
  • Không tốt cho trẻ em.
  • Gây xuất huyết nếu dùng đương quy chung với thuốc chống đông.

Đương quy có thể gây sảy thai ở phụ nữ

Lưu ý khi sử dụng đương quy

  • Nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn về cách dùng đương quy dưới dạng thuốc, chiết suất hoặc khi dùng cây tươi.
  • Cân pha loãng thuốc với nước khi dùng đương quy ở dạng bào chế như rượu thuốc hoặc tinh dầu.
  • Trong thời gian sử dụng đương quy nên tăng cường bôi kem chống nắng, mặc quần áo kín để che nắng.
  • Không bảo quản đương quy trong hũ nhựa vì nhựa sẽ tác dụng với tinh dầu trong cây.
  • Nếu bị đái tháo đường, không được phép sử dụng đương quy.

Trên đây là thông tin chi tiết về đương quy mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi theo hotline 024.66.849.833 – 0965.69.63.64 để được tư vấn miễn phí!

icon