Trong thành phần sâm ngọc linh có chứa độc tính không?
Thành phần sâm ngọc linh là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu khai thác và đã có không ít những công trình khoa học đề cập đến khía cạnh này. Sâm ngọc linh được sử dụng để chăm sóc sức khỏe, cải thiện cơ thể hiệu quả tuy nhiên cũng không ít người gặp phải vấn đề nghiêm trọng khi sử dụng sâm ngọc linh. Vậy sâm ngọc linh có độc tính không?
Trong thành phần sâm ngọc linh có chứa độc tính không?
Thành phần sâm ngọc linh có chứa độc tính không?
Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu và phát hiện thành phần saponin có trong cây sâm ngọc linh cao hơn tất cả các loại sâm trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, thân rễ và củ có chứa 52 loại saponin, trong đó 26 saponin có cấu trúc hóa học thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Nhật Bản và sâm Mỹ, còn lại 26 saponin chưa hề xuất hiện trong các loại sâm khác.
Bên cạnh đó, trong sâm ngọc linh còn có 14 axit béo, 16 axit amin và 20 chất khoáng vi lượng. Toàn bộ đều là dược tính an toàn, từ trẻ em, người già đều có thể sử dụng thứ thảo dược quý hiếm này. Trước khi các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu và phát hiện lợi ích mang lại của sâm ngọc linh, thứ thảo dược này đã được đồng bào dân tộc Xê Đăng sử dụng từ hàng trăm năm về trước.
Sâm ngọc linh an toàn cho sức khỏe
Loại thảo dược này có đặc điểm khá lạ, trong 3 năm đầu tiên mỗi cây sâm chỉ có 1 lá duy nhất, lá này không hề rụng, chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới mọc thêm vài lá. Sâm ngọc linh thường mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20 °C-25 °C, ban đêm 15 °C-18 °C, sinh trưởng chậm, sống lâu, nhiều củ sâm có tuổi đời trên 100 năm, cực kỳ quý hiếm.
Sâm ngọc linh giả chứa độc tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Hiện 4 – 5 loại sâm Ngọc Linh giả được Th.S Lê Thanh Sơn và các đồng nghiệp tại Viện Dược liệu phát hiện gồm: Loại giả thứ nhất cũng là giả cao cấp nhất (1A) là sử dụng một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Hiện tại, chưa thể định danh được loài này. Tuy nhiên, qua xét nghiệm DNA ở Liên Xô, đây rất có thể là một loài mới chưa từng công bố (ghi nhận) ở Việt Nam. DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%.
Loại sâm giả thứ 2 là sâm Vũ Diệp và Tam thất hoang. Tuy cùng chi nhân sâm nhưng so với giá trị, tác dụng bồi bổ cơ thể kém hơn so với sâm Ngọc Linh và thậm chí cũng kém hơn so với loại giả 1A đã nói ở trên.
Chọn sản phẩm sâm ngọc linh tốt
Ngoài ra, một số hộ kinh doanh, buôn bán sâm Ngọc Linh vì lợi nhuận kinh tế đã sử dụng một số loài thuộc họ Araceae (họ Ráy) để đánh lừa khách hàng, biến chúng thành loại sâm “giả” tồi tệ nhất, nguy hiểm nhất. Không ít người khi đi mua đã nhấm thử và sau một thời gian, toàn bộ môi, miệng bị phồng rộp. Những loài thuộc họ ráy này nếu ở trong trạng thái héo, người mua lại càng khó phân biệt bởi hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống với sâm Ngọc Linh thật.