Banner 12 Hoa hòe: Công dụng, cách dùng hoa và lưu ý khi sử dụng | Công ty Nhân Sâm Linh Chi Onplaza

Hoa hòe: Công dụng, cách dùng hoa và lưu ý khi sử dụng

Hoa hòe: Công dụng, cách dùng hoa và lưu ý khi sử dụng

Hoa hòe là loại dược liệu có tính bình, vị đắng, không độc. Chính vì thế mà nó gần như đã trở thành nguyên liệu chính trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ thông tin tổng hợp về hoa hòe để bạn đọc tham khảo.

Tham khảo thêm dược tính của cây hoàng liên 

Giới thiệu chung về cây hoa hòe

 

  • Tên gọi khác: Hòe thực, hòe hoa, cây hòe, hòe nhụy, hòe giao, hòe mễ thán.

 

  • Tên khoa học: Sophora japonica Linn.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)

Đặc điểm thực vật và đặc điểm dược liệu

Đặc điểm thực vật:

  • Hoa hòe là cây thân gỗ, mọc thẳng, khi trưởng thành có thể đạt chiều cao lên đến 15m. Thân cây chia thành nhiều nhánh, các cành tương đối cong queo.
  • Lá kép lông chim chia thành 9-13 lá chét hình trứng, nhọn ở đỉnh lá và mọc đối xứng nhau. Càng cần cuống thì lá càng to hơn, chiều dài lá là từ 1.5-4.5cm; Bề mặt lá có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, phần giữa có gân nổi rõ, 2 bên có các gân phụ…
  • Cuống lá cây hòe phình dài, hình trụ, có màu xanh và dài từ 3-4cm.
  • + Hoa hòe thường có hình chùy, mọc ở đầu cành. Các tràng hoa gần giống cánh bướm, màu trắng ngà tương đối đẹp mắt.
  • Quả hòe thực giống quả đậu, vỏ dày, màu xanh, có hạt, vị trí giữa 2 hạt thường thắt lại.

Cây hòe trong tự nhiên

Đặc điểm dược liệu:

  • Nụ hoa hòe hình trứng, ngắn, nhọn ở đầu, dài từ 3-6mm, màu vàng xám.
  • Đài hoa màu xanh, hình chuông và chỉ dài bằng một nửa chiều dài của nụ hoa. Phần trên của đài hoa gồm 5 răng lông ôm lấy nụ hoa.
  • Hoa hòe khi chưa nở có màu vàng, dài chừng 10mm (tối đa). Hoa có mùi thơm, nếm thấy vị đắng nhẹ.

Bộ phận dùng

Trên cây hoa hòe, bộ phận được sử dụng để chữa bệnh là nụ hoa. Trong một số trường hợp, quả của cây cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn.

Phương pháp chế biến

  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Nụ hoa được thu hái và sơ chế rồi phơi khô. Sau đó có thể sử dụng trực tiếp hoặc sao vàng rồi hãm với nước sôi để uống.
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Đem nụ hoa sắc lấy nước uống hoặc sao đen rồi tán thành bột mịn và sử dụng dần.
  • Theo Dược Tài Học: Hòe hoa đem rửa sạch rồi sao trên chảo cho đến khi chúng chuyển sang màu vàng. Chờ cho hoa nguội là có thể đem ra sử dụng.
  • Theo Dược Tài Học: Đem sao hoa hòe với ngọn lửa to. Khi hoa có màu đen thì tắt lửa, sau đó phun nước sạch vào rồi phơi lại cho khô.

 Nụ hoa hòe là bộ phận thường được sử dụng nhất

Cách bảo quản

Sau thu hái, nụ hòe thực rất dễ bị mốc. Do vậy, nên bảo quản loại dược liệu này ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có nhiều hơi nước. Nếu có thể, bạn nên bảo quản hòe trong túi nilon hút chân không để có thể sử dụng được lâu dài hơn.

Thành phần hóa học

Trong từng bộ phận của cây hòe đều chứa những dược chất nhất định. Cụ thể:

  • Hoa: Nụ hoa khô có chứa 20% Rutin, Betulin, Sophoradiol và Quercetin. Riêng loại hoa đã nở thì chỉ chứa 8% Rutin mà thôi.
  • Quả: Rutin, N-methylcytisine, Sophocarpin, …
  • Hạt: Rutin, Flavonoid, Alkaloid.
  • Rễ và gỗ cây: Irrisolidon, Flemichaparin B, Biochanin A,…

Tính vị

Tính vị của cây hòe được nhắc đến trong nhiều cuốn từ điển về dược liệu. Cụ thể:

  • Theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo: Tính bình, vị đắng, không độc.
  • Theo Bản Thảo Cương Mục và Trung Dược Đại Từ Điển: Tính mát, vị đắng.
  • Theo Cảnh Nhạc Toàn Thư: Tính hàn, vị đắng.
  • Theo Trung Dược Học: Tính bình, vị đắng.

Tính vị của cây hòe được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu

Công dụng của hoa hòe đối với sức khỏe

Theo Y học Cổ truyền, hoa hòe có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc hiệu quả. Loại dược liệu này có tác dụng chữa trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu, ho khạc, viêm họng, cao huyết áp, mất ngủ,…

Công dụng của hoa hòe như sau:

  • Cầm vết thương chảy máu.
  • Cải thiện sức bền cho thành mạch máu.
  • Giúp hạ huyết áp hiệu quả.
  • Ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, giảm cholesterol và mỡ máu.
  • Hàm lượng Rutin có trong nụ hòe giúp giảm tác động của chất phóng xạ.

Ứng dụng của hoa hòe trong điều trị bệnh

Cây hòe được ứng dụng phổ biến trong Đông y, nhất là trong bào chế các bài thuốc trị bệnh. Điển hình như những bài thuốc sau:

Bài thuốc chữa lao hạch ở cổ:

  • Đem sao vàng 2 hoa hòe + 1 gạo nếp.
  • Nghiền 2 nguyên liệu trên thành bột.
  • Pha 10g bột với nước và uống vào buổi sáng.

Bài thuốc trị bệnh ngoài da:

  • Lấy 30g hòe tươi + 30g khúc khắc + 9g cam thảo hãm cùng nước sôi.
  • Uống hằng ngày thay cho trà.
  • Mỗi ngày 1 thang để đem lại hiệu quả như mong muốn.

Bài thuốc điều trị cao huyết áp:

  • Hòe hoa đem sao vàng rồi nghiền thành bột.
  • Uống mỗi lần 5g, 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh trĩ:

  • Lấy một lượng hòe hoa và khổ sâm như nhau.
  • Đem hỗn hợp tán thành bột mịn.
  • Trộn bột với chút nước và bôi ngoài hậu môn để giảm sưng, đau do trĩ.

Bài thuốc trị mất ngủ:

  • Trộn hòe hoa với 40g hạt muỗng.
  • Đem tán 2 loại nguyên liệu và trộn đều.
  • Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 5g.

Hòe hoa được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y

Ngoài ra, hòe hoa cũng được sử dụng để cầm máu, trị tiêu chảy, bệnh nôn ói ra máu, bệnh viêm tuyến vú cấp tính, bệnh băng lậu,… Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất thì bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của hoa hòe

Khi dùng hòe hoa, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng hòe hoa cho người kém ăn, khó tiêu, đau bụng do lạnh. Nếu dùng thì nên kết hợp với những loại dược liệu có tính nóng.
  • Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng hoa hòe vì nó có thể gây hạ huyết áp nhanh chóng, gây chóng mặt…
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ nhỏ, sơ sinh trước khi sử dụng hoa hòe nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về hòe hoa. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi để đón đọc thêm những bài viết hấp dẫn khác nhé!

 

Contact Me on Zalo