Banner 12 Diệp hạ châu: Tên gọi khác, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng | Công ty Nhân Sâm Linh Chi Onplaza

Diệp hạ châu: Tên gọi khác, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng

Diệp hạ châu: Tên gọi khác, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng.

Được biết đến trong dân gian như một bài thuốc quý được lưu truyền, không những vậy còn là một cây thuốc được dùng rộng rãi trong y học hiện nay, diệp hạ châu chính là một trong những dược liệu mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Vậy diệp hạ châu chính xác là gì? Diệp hạ châu có công dụng như thế nào và chế biến ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tham khảo thêm một số bài viết cây thuốc khác tại đây :

Giới thiệu chung về cây diệp hạ châu

 

  • Tên gọi khác: Chó đẻ răng cưa, kiềm đắng, lão nha châu, điệp hòe thái, nhật khai dạ bế,rút đất, trân châu thảo.

 

  • Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L (thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae).

 

 

Diệp hạ châu còn có tên gọi khác là cây chó đẻ

Đặc điểm thực vật và đặc điểm dược liệu

  • Diệp hạ châu là loại cây thân thảo sống hàng năm hoặc cũng có cây sống dai.
  • Thân cây cứng, màu hồng, lá thuôn hoặc có hình bầu dục ngược với cuống ngắn. 
  • Hoa đực mọc thành chùm ở nách gần phía ngọn, cuống hoa ngắn hoặc không có với 6 đài hoa có hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ ngắn dính nhau ở gốc.
  • Hoa cái mọc đơn độc phía dưới các cành, có 6 đài bầu dục mũi mác và đĩa mật hình vòng phân thủy, các vòi nhụy ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong.
  • Quả nang không có cuống và hạt hình 3 cạnh. 
  • Cây thường mọc hoang, có thể tìm thấy ở khắp nơi trong nước cũng như các vùng nhiệt đới khác.

Bộ phận dùng: 

Là một loại cây có công dụng cao, toàn bộ các bộ phận của cây (trừ rễ) đều có thể sử dụng. Người dùng có thể tận dụng hết các bộ phận của cây mà không lo phải bỏ phí.

Phương pháp chế biến:

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta có những cách chế biến diệp hạ châu khác nhau, sau đây là 1 số cách thường gặp:

  • Đem diệp hạ châu rửa sạch rồi phơi khô cắt khúc, có thể dùng làm trà uống hoặc làm thành thuốc nén. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng cũng như giữ lại những chất quý trong diệp hạ châu thì chỉ nên phơi khô thành khúc nhỏ, để dùng dần.
  • Đối với vùng da bị mề đay, sẩn ngứa thì nên nghiền nát diệp hạ châu tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng da đó.
  • Với những người bị viêm gan hoặc sỏi thận,… thì nên dùng 100 gram diệp hạ châu phơi khô đem nấu với khoảng 1 lít nước, không nên nấu quá đặc, nước sẽ rất khó uống, cũng không nên nấu nhiều nước, tác dụng sẽ không cao. Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa khoảng 10 – 15 phút là được, đem để nguội rồi dùng thay nước uống hàng ngày. 

Một lưu ý nhỏ là diệp hạ châu có vị đắng, khá khó uống nên khi nấu người dùng nên cho thêm cam thảo và thêm một điều nữa đó là không nên uống liên tục trong thời gian dài.

 Diệp hạ châu sau khi phơi khô

Cách bảo quản

Để có thể cất trữ diệp hạ châu trong thời gian dài mà không làm mất tác dụng của cây thì người dùng nên để diệp hạ châu hạ châu ở nơi khô ráo, thoáng mát để cây không bị ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Lá diệp hạ châu chứa chất đắng có tên là phyllathin

Lá khô có chứa 0,05%  hypophyllanthin và 0,35%  phyllathin.

Trong thân cây có chứa  niranthin, nirtetralin, phylteralin.

Ngoài ra, còn có nhiều chất khác như lignan, flavonoid, alcaloid và nhiều hoạt chất khác. 

Tính vị

  • Vị hơi đắng, tính mát.
  • Quy kinh Can, Phế.

Công dụng của diệp hạ châu đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, diệp hạ châu có tác dụng thanh can, lương huyết, minh mục, giải độc, tiêu viêm và tán ứ.

Theo Y học hiện đại, diệp hạ châu có những tác dụng như:

  • Lợi tiểu, sát trùng, giải độc.
  • Chữa các bệnh ngoài da như: lở loét, ngứa ngáy, mụn đinh râu, mụn đầu đinh, ung nhọt,…
  • Kích thích tiết dịch mật, tăng cường chức năng hoạt động của gan.
  • Điều trị sỏi mật, sỏi thận.
  • Chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa.
  • Hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm gan B, viêm túi mật, thương hàn cũng như cảm lạnh.
  • Giúp giảm đau, kích thích vị giác làm ngon miệng, tẩy giun, điều hòa kinh nguyệt.
  • Hạ men gan do sử dụng nhiều bia rượu.

 Diệp hạ châu có tác dụng chữa nhiều bệnh

Ứng dụng của diệp hạ châu trong điều trị bệnh

  • Chữa suy gan ở người uống nhiều bia rượu: sắc 20g diệp hạ châu với 20g cam thảo để làm nước uống hằng ngày.
  • Chữa viêm gan virus B: Dùng 10g diệp hạ châu đắng và 5g nghệ vàng sắc lấy nước uống hằng ngày. Lần đầu với 3 bát thuốc thì uống 1 bát, lần thứ 2 và 3 thì trong 2 bát nước uống nửa bát. Đem trộn chung rồi cho thêm 50gr đường, đun sôi cho tan đường chia nhỏ thành 4 lần uống trong ngày. Sau 15 ngày xét nghiệm lại, khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbsAg (-) thì thôi sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của diệp hạ châu 

Theo Đông Y, diệp hạ châu có tính hàn nên khi sử dụng có thể gây tác dụng phụ là hao khí tổn dương với một số biểu hiện như mệt mỏi, xanh xao, tinh thần mệt mỏi, choáng váng,… Vì vậy, khi sử dụng diệp hạ châu cần lưu ý những điều sau:

  • Không lạm dụng để giải nhiệt.
  • Không phải bất cứ cây chó đẻ nào cũng có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
  • Nên sử dụng theo lời khuyên của bác sỹ.
  • Không nên uống phòng bệnh bằng cây chó đẻ.

Trên đây là thông tin chi tiết về diệp hạ châu mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi theo hotline 0932.144.888 – 024.39.555.888 – 024.32.666.777 để được tư vấn miễn phí.

Contact Me on Zalo